Mô tả
Vì sao bạn nên cần có quyển sách TWI “Bí quyết ẩn sau thành công của các siêu cường quốc” trong tủ sách tinh hoa nhà bạn?
TWI là viết tắt của Training Within Industry, có nghĩa là “Đào tạo trong công nghiệp, bên trong doanh nghiệp, bởi chính doanh nghiệp.”
TWI xuất phát từ Mỹ năm 1940 cùng với việc hình thành phong trào năng suất chất lượng tại Mỹ và lan ra toàn thế giới thông qua quân đội và chính phủ Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
TWI với ba chương trình huấn luyện kỹ năng thiết yếu cho các cấp Giám sát viên bao gồm: Kỹ năng Chỉ dẫn việc, Kỹ năng Quan hệ công việc, Kỹ năng Cải tiến Phương pháp Làm việc. Ba chương trình này chính là nền tảng của các hệ thống quản lý như LEAN,
TPS hay các công cụ cải tiến như 5S, KAIZEN, TPM, TQM…
Thông qua đào tạo ba chương trình TWI một cách có hệ thống cho toàn thể các cấp quản lý, nhân viên sản xuất và nhân viên phục vụ khách hàng mà chất lượng sẽ được xây dựng vào sản phẩm, dịch vụ. Các rủi ro về an toàn, môi trường sẽ được ngăn ngừa. Những bí quyết tiết kiệm nguồn lực sẽ được thực hiện để mang lại năng suất cao nhất cho tổ chức đồng thời vẫn thỏa mãn mong đợi của khách hàng. Tất cả những điều đó có được là do tương tác đúng mực giữa các Giám sát viên và nhân viên trực tiếp của họ. Đây là thành quả đạt được từ các nhân viên được huấn luyện thành thạo, áp dụng phương pháp thao tác hiệu quả nhất nhờ cải tiến liên tục, trong tinh thần đoàn kết và hài hòa.
Với quyển sách TWI được chúng tôi phát hành, bạn sẽ có trong tay những kiến thức tổng quan từ hành trình lịch sử hình thành TWI tại cường quốc đến Việt Nam và những nền tảng quan trọng về 3 kỹ năng này.
TWI và câu chuyện của các siêu cường quốc
Năm 1940 khi Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quốc gia này thiếu nhân lực trầm trọng cho các hoạt động sản xuất vũ khí và thiết bị tác chiến như máy bay, chiến hạm, súng phòng không… để phục vụ cuộc chiến. Đồng minh của Mỹ mong đợi rất nhiều được cung cấp vũ khí đã bị địch phá hủy ngay từ đầu cuộc chiến. Lúc đó Mỹ có 8 triệu người thất nghiệp. Phần lớn những người này chưa bao giờ được thấy bên trong một xưởng sản suất. Đa số họ là người thuộc các dân tộc thiểu số và phụ nữ với học lực rất thấp hay không biết chữ. Nhưng TWI đã giúp Mỹ nhanh chóng vượt qua rào cản nhân lực này. TWI giúp cho các xí nghiệp Mỹ cung cấp các thiết bị, vũ khí và nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của quân đội Mỹ và Đồng minh. Điều này là yếu tố mấu chốt dẫn đến thắng lợi của Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. TWI được đánh giá là đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Sau đó, quân đội Mỹ lại đem TWI để áp dụng vào các quốc gia đồng minh ở châu Âu cũng như địch thủ là Nhật Bản và Đức, giúp nhanh chóng khôi phục được nền kinh tế bị chiến tranh phá hủy tại các quốc gia này.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ với nền công nghiệp không bị tàn phá và đã phát triển tột độ, do là nhà cung cấp độc nhất trên thế giới, và Mỹ đã bỏ TWI.
Rất có thể vì lý do không tiếp tục duy trì hay để mất khả năng sản xuất cơ bản này nên đã có sự lụi bại dần về năng suất và chất lượng trong thập niên 1970 của các doanh nghiệp Mỹ. Ngược lại, vì sử dụng TWI để xây dựng và duy trì căn bản thực tế cho năng suất và chất lượng bởi mọi cấp quản lý Nhật Bản từ năm 1947 mà sau ba thập kỷ, các doanh nghiệp Nhật đã thắng các doanh nghiệp Mỹ ngay trên đất Mỹ với những sản phẩm mà Mỹ thống trị như ô tô, máy tính, máy ảnh, radio…
Đầu thập kỷ 1990, khi phong trào TPS và LEAN, TQM trở nên phổ biến tại Mỹ, họ học hỏi từ chính các doanh nghiệp Nhật hoạt động trên lãnh thổ Mỹ, như Toyota. Các công ty Mỹ sau khi khai triển gần như hoàn tất hệ thống TPS hay LEAN đã không mấy thành công trong việc nhận được các lợi ích thực tế mà họ mong đợi. Bế tắc này chỉ được khai thông khi giới quản lý Mỹ phát hiện hệ thống của họ thiếu nền tảng thực tế: Các cấp quản lý trực tiếp của họ thiếu khả năng đạt thành quả chắc chắn thông qua nhân viên của mình, như Kỹ năng Chỉ dẫn việc, Cải tiến phương pháp và xây dựng tinh thần hợp tác của nhân viên. Giáo sư G. Robinson (1992) đã nghiên cứu vai trò của chương trình TWI và các cấp lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia quản lý của Mỹ đã khôi phục lại TWI.
Ngày nay, các chương trình JIT, JMT và JRT trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong việc đào tạo các Giám sát viên trực tiếp tại các doanh nghiệp Mỹ, tương tự như tại Nhật Bản. TWI Institute tại New York – Mỹ và mạng lưới trên toàn cầu: Anh, Đức, Czech, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Ý, Úc, Trung Quốc,…
Năm 2002, Học viện TWI (Mỹ) đã có các thành viên trên toàn thế giới, bắt đầu thực hiện các chương trình huấn luyện TWI, Kata và Tiêu chuẩn hóa công việc trên 6 châu lục và 18 ngôn ngữ.
Và họ đã phát triển thêm các phương pháp này thành ba chương trình được gọi là chương trình J:
• Kỹ năng Chỉ dẫn việc
• Kỹ năng Cải tiến Phương pháp Làm việc
• Kỹ năng Quan hệ Công việc
Ngoài sách TWI, tại hisol.vn, chúng tôi đang tuyển sinh các khóa học TWI, bạn có thể tham khảo tại link hoặc liên hệ hotline để được tư vấn về chương trình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.