KỸ NĂNG CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC JMT (TWI)

9.900.000

  • SL học viên/ khoá: Từ 8 HV đến 12 HV.
  • Số buổi đào tạo: 4 buổi
  • Số buổi Coaching: 2 buổi
  • Lịch học: Đăng ký tư vấn
  • Kết quả: Chứng nhận hoàn thành
-
+

Mô tả

Bạn thường gặp phải những vấn đề nào trong kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc?

  • Không có cải tiến gì cả;
  • “Mọi việc cứ tiếp diễn như bình thường”;
  • Không có một phương pháp rõ ràng nào về cách suy nghĩ cải tiến;
  • Cải tiến phụ thuộc vào chuyên gia, khi hết dự án, cải tiến ngừng lại;
  • Mọi người cứ nói rằng cải tiến là phải đầu tư “tiền” mới có cải tiến, điều đó có đúng không?

KHÓA HỌC KỸ NĂNG CHỈ DẪN VIỆC PHÙ HỢP VỚI:

  • Giám sát viên cấp cao: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban điều hành dự án
  • Giám sát viên cấp trung: Phụ trách nhân sự, phụ trách nguồn nhân lực, Phụ trách đào tạo, Giám đốc nhà máy, Quản đốc phân xưởng
  • Giám sát viên tuyến đầu: Tổ trưởng, nhóm trưởng, chuyền trưởng, giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng…
  • Người đi làm, sinh viên: Những người quan tâm phát triển các kỹ năng để tổ chức công việc hiệu quả hơn, nâng cao các kỹ năng để giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề để chất lượng cuộc sống.

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CHÍNH

  • Huấn luyện theo phương pháp Nhân bản.
  • Huấn luyện để đạt được kỹ năng ngay tại lớp học.
  • Lý thuyết kết hợp thực hành – “Học thông qua Hành”

MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC

  • Hiểu đúng vai trò của người Quản lý.
  • JMT giúp Giám sát liên tục phát triển phương pháp làm việc hiệu quả hơn từ đó Tăng năng suất – Chất lượng – Giảm chi phí với ít thời gian hơn trong khi tận dụng hiệu quả Nguồn lực – Máy móc – Nguyên vật liệu sẵn có.
  • JMT giúp các cấp Giám sát dễ dàng chấp nhận việc cải tiến như một phần tất nhiên trong nhiệm vụ của mình và không mong đợi được trả thêm tiền. 
  • JMT giúp xây dựng hệ thống góp ý cải tiến (Kaizen Suggestion System) hình thành văn hóa cải tiến liên tục trong doanh nghiệp.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC

  • Trang bị cho giám sát viên tư duy cải tiến theo một phương pháp chuẩn mực hình thành văn hóa cải tiến liên tục trong doanh nghiệp.
  • Chuẩn hóa hệ thống quy trình dựa trên thực hành tốt nhất của các nhân viên lâu năm kinh nghiệm hay thợ lành nghề.
  • Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục từ các nhân viên kinh nghiệm, thợ lành nghề và các cấp giám sát như là một phần tất nhiên trong nhiệm vụ của người quản lý. 
  • Tận dụng hiệu quả hơn nguồn lực, máy móc và nguyên vật liệu có sẵn để: Tăng Năng suất, Tăng Chất lượng, Giảm Chi phí.
  • Giảm tối đa sự phụ thuộc vào chuyên gia cải tiến bên ngoài từ việc xây dựng được đội ngũ chuyên gia cải tiến nội bộ là các cấp giám sát viên.

VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN KHÓA HỌC KỸ NĂNG CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC (TWI) TẠI HISOL.VN

Khoảng 600 công ty tại Mỹ được theo dõi thực hiện chương trình TWI trong suốt thời gian 1940 – 1945 đã đạt những kết quả như sau:

  • 86% tăng năng suất tối thiểu 25%
  • 100% giảm thời gian đào tạo khoảng >=25%
  • 88% giảm giờ làm việc > 25%
  • 55% giảm phế liệu >25%
  • 100% giảm khiếu nại >25%

LỘ TRÌNH HỌC TẬP

  • BUỔI 1:   
    • 5 yêu cầu đối với  Giám sát giỏi.
    •  Làm sao để cải tiến liên tục. 
    • Phương pháp 4-Bước Cải tiến công việc.
  • BUỔI 2:   
    • Hoạt động tạo giá trị. 
    • Nhận diện lãng phí.
    • Thực hành Phương pháp 4-Bước Cải tiến công việc.                                         
    • Lập Bảng đề xuất cải tiến
  • BUỔI 3:   
    • Chuỗi giá trị. 
    • Thực hành Phương pháp 4 Bước Cải tiến công việc
  • BUỔI 4:   
    • Các công cụ cải tiến. Bài học thành công.
    • Thực hành Phương pháp 4-Bước Cải tiến công việc.
  • BUỔI 5-6: COACHING: Thực hành Phương pháp 4-Bước Chỉ dẫn việc. 
    • Mỗi Học viên thực hành 1 lần tại lớp Phương pháp 4-Bước Chỉ dẫn việc.
    • Thực hiện các chỉ dẫn việc tại nơi làm việc dưới sự giám sát của Huấn luyện viên để nhuần nhuyễn các phương pháp chỉ dẫn việc. (Sau buổi 4 từ 2-4 tuần)

THÔNG TIN VỀ TRAINER

BẠN SẼ CÓ CƠ HỘI TRAO ĐỔI VÀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN TWI LÊ THỊ HOÀNG ANH – Trainer giàu kinh nghiệm với vai trò quản lý, huấn luyện viên TWI, chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá về các giải pháp quản lý và phát triển tổ chức. Đồng thời cũng là giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý tinh gọn Lean, tư vấn cải tiến năng suất và chất lượng thành công tại nhiều tổ chức/doanh nghiệp.Tác giả cuốn sách “TWI – Bí quyết ẩn sau thành công của các Siêu cường quốc” phát hành bởi Thái Hà Books.

THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TWI

  • TWI là viết tắt của Training Within Industry có nghĩa là Đào tạo trong công nghiệp tại doanh nghiệp. TWI xuất phát năm 1940 cùng với việc hình thành phong trào năng suất chất lượng tại Mỹ và lan ra toàn thế giới.
  •  Tại Nhật Bản, Bộ Lao Động lập ra JEPA (Japan Employment Problem Association – Hiệp hội các vấn đề sử dụng lao động Nhật Bản) để quản lý Chương trình TWI và phổ biến trong toàn ngành công nghiệp và hành chính công tại Nhật Bản. Tính đến năm 1991 có khoảng 30 triệu người được đào tạo TWI. Toyota, Canon áp dụng TWI để đào tạo cho các cấp Giám sát của Tập đoàn trên toàn thế giới.
  • Chương trình JMT được coi là nền tảng phong trào cải tiến KAIZEN tại Nhật, đặc biệt là hệ thống góp ý cải tiến (Kaizen Suggestion System).
  • TWI không tập trung giải quyết vấn đề trước mắt, mà chú trọng vào việc phát triển khả năng giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh. Điều này có nghĩa là người gặp vấn đề (công nhân) và người có thể giúp đỡ cần thường xuyên làm việc với nhau. Do đó, hai người này chỉ có thể là nhân viên và người Giám sát trực tiếp. Kinh nghiệm cho thấy khi các Giám sát sử dụng các kỹ năng từ TWI để giải quyết các vấn đề sản xuất, họ tự nhiên đóng vai trò Huấn luyện (Coach) và từ bỏ vai trò “Chỉ đạo và Kiểm soát – Command & Control” của một người “sếp” truyền thống và tạo ra môi trường “học hỏi”.
  • Trong buổi đầu tiên, một vấn đề thực tế với một giải pháp quen thuộc nhưng mang lại kết quả xấu được trình bày. Sau đó, Huấn Luyện Viên trình bày “Phương pháp 4-Bước” của TWI để chứng minh tính thực tiễn và hiệu quả của phương pháp này. 
  •  Kỹ năng chỉ đạt được thông qua thực hành, trong các buổi 2 – buổi 4 Huấn luyện viên cùng Học viên phân tích kỹ phương pháp, thời gian còn lại được dùng vào việc thực hành “Phương pháp 4-Bước” để xử lý các vấn đề do Học viên mang tới lớp. Đây là phương pháp “Học-Hành” của TWI. 
  •  Với triết lý “Learning by Doing – Học qua Hành” nên số học viên tối đa là 10 – 12 người để tất cả các Học viên đều thực hành. Thời gian giữa các buổi học được Huấn luyện viên TWI sử dụng vào việc hướng dẫn từng Học viên chọn một đề tài (vấn đề) và chuẩn bị áp dụng phương pháp TWI để giải quyết và biểu diễn trước lớp. 
  •  Sau khi hoàn thành 12h đào tạo, Học viên chọn đề tài cụ thể để áp dụng từng kỹ năng mới như một phần của chương trình cải tiến thành quả sản xuất của doanh nghiệp. 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “KỸ NĂNG CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC JMT (TWI)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *